Sáng 22/12/2021 tại Trường Cao đẳng Quảng Nam, Go88 tài xỉu đã tổ chức Hội đồng đánh giá ngoài kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây Ba kích tím Tây Giang (Morinda officinalist How) bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở tỉnh Quảng Nam” do PGS.TS. Vũ Thị Phương Anh, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam, chủ nhiệm đề tài.
Thành phần tham dự gồm Chủ tịch hội đồng GS.TS. Trương Thị Bích Phượng, giảng viên Khoa Sinh Trường Đại học Khoa học Huế; Phản biện 1 TS. Hoàng Tấn Quảng, Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế; Phản biện 2 TS. Trần Công Định, giảng viên Trường Cao Đẳng Quảng Nam; Phản biện 3 KS. Trần Ngọc Bằng, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam cùng các ủy viên của Hội đồng đánh giá. Giám sát Hội đồng đánh giá gồm ThS. Trương Thị Kim Thu, Trưởng phòng QLKH Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Nam; TS. Võ Thị Hoa, Trưởng phòng QLKH&ĐN Go88 tài xỉu .
Nội dung đề tài tập trung vào hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây Ba kích tím (Morinda officinalist How). Ngoài báo cáo tổng kết đề tài, chủ nhiệm đề tài cùng nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả 07 chuyên đề phản ánh quy trình từ chọn mẫu, tạo rễ, tạo chồi… đến huấn luyện cây con và bàn giao cho các vườn ươm và chuyển giao cho bà con. Các sản phẩm được chủ nhiệm đề tài và nhóm tác giả thực hiện thử nghiệm trên nhiều địa bàn có sự khác nhau về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình ở các huyện: Tây Giang, Đông giang và Phú Ninh. Qua so sánh, kết quả đề tài cho thấy cây Ba kích tím phát triển tốt ở khu vực Tây Giang và Đông Giang.
Theo PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng “hiện nay cây Ba kích tím trong tự nhiên cũng như được trồng ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi, các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển cây dược liệu, chất lượng sản phẩm cho hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các khu vực khác trong đó có cây Ba kích tím”. Đặc biệt PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài về khả năng ứng dụng và đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số vùng phía Tây Quảng Nam trong đó chú trọng ở hai huyện Đông Giang và Tây Giang. TS. Hoàng Tấn Quảng đánh giá “Các sản phẩm của đề tài có giá trị khoa học cao, đặc biệt sản phẩm cây Ba kích được tạo ra bằng phương pháp in vitro và các mô hình trồng cây Ba kích của đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Bên cạnh đó sản phẩm của đề tài đã được công bố bằng các bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín”.
Cây Ba kích tím (Morinda oficinalis How) từ lâu trong dân gian đã được sử dụng như một vị thuốc quý, có tác dụng bổ thần kinh, bổ gân cốt, giảm xơ cứng động mạch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới, tăng sức dẻo dai, sức đề kháng, chống viêm, hạ huyết áp, không có tính độc, bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân cốt, khử phong thấp, bổ thận âm, bổ huyết hải, định tâm khí. Rễ Ba kích tím có thành phần hóa học bao gồm anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…, tinh bột, đường, acid hữu cơ, vitamin C. ịch chiết cồn từ rễ cây Ba kích tím có tác dụng giảm huyết áp, tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn ngon và ngủ ngon.
Kết quả nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây Ba kích tím Tây Giang (Morinda officinalist How) bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở tỉnh Quảng Nam” sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học một cách hoàn chỉnh về kỹ thuật nhân giống nuôi cấy mô cây Ba kích tím của Quảng Nam, góp phần tạo ra giải pháp sản xuất giống ưu việt cho cây dược liệu ở nước ta bằng công nghệ sinh học thực vật. Đề tài cũng sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới một cách có hệ thống về mô hình trồng cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại tỉnh Quảng Nam. Đây sẽ là nguồn tài liệu khoa học tham khảo tốt cho những người quan tâm đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thực vật và Nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra kết quả của đề tài còn cung cấp giải pháp tốt để sản xuất giống cây Ba kích tím phát triển nhanh, sạch bệnh, chất lượng cao trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất dược liệu ba kích của người dân Quảng Nam hiện nay; tạo thêm sinh kế bền vững cho cộng đồng, nhất là người dân vùng miền núi; góp phần bảo tồn và phát triển giống cây Ba kích tím cho khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam và cả nước./.
Tin từ phòng QLKH-ĐN